Mặc dù phẫu thuật gây nhiều biến chứng nhưng đây lại là biện pháp trị ung thư trung mô đã có những bước tiến lớn làm giảm nhẹ những triệu chứng chính của bệnh và kéo dài thêm cuộc sống cho bệnh nhân. Nội soi lồng ngực ngày càng phổ biến và làm tăng số lượng bệnh nhân ung thư trung mô được chẩn đoán sớm, khi còn có khả năng phẫu thuật xâm lấn để chữa khỏi bệnh.
Gây dính màng phổi:
Hiện nay, triệu chứng thường gặp và đáng ngại nhất của u trung mô màng phổi là khó thở dai dẳng do tràn dịch màng phổi một bên ồ ạt. Dẫn lưu toàn bộ dịch (bằng ống thông hoặc qua nội soi) và đưa một tác nhân kích thích vào khoang màng phổi để làm dính màng phổi là phương pháp điều trị triệu chứng thích hợp.
Hiện nay, phức chất thường được dùng nhất để gây dính màng phổi là bột talc không chứa amiăng vô khuẩn, ở dạng bột hoặc hơi lỏng. Đưa hợp chất gây dính vào màng phổi qua nội soi thường hiệu quả hơn so với các phương pháp gây dính màng phổi khác nhưng khi khối u trong khoang màng phổi lớn hoặc phổi bị kẹt trong lớp lá tạng của màng phổi bao quanh khối u thì hiệu quả của phương pháp bị giảm sút đáng kể.
Cắt màng phổi:
Phẫu thuật mở ngực để bóc màng phổi và màng ngoài tim từ đỉnh phổi đến cơ hoành – tức là cắt lớp lá thành của màng phổi, có thể làm giảm nguy cơ tràn dịch màng phổi tái phát ở bệnh nhân có u trung mô màng phổi tốt hơn so với gây dính màng phổi bằng bột talc. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt màng phổi đơn độc không kéo dài được đời sống. Gần đây, người ta đã áp dụng phương pháp gây dính màng phổi qua nội soi lồng ngực và đạt kết quả tương tự với phẫu thuật mở ngực, nhưng biến chứng ít hơn.
Một số nhà nghiên cứu ở một trung tâm đã đánh giá chế độ điều trị phối hợp cắt màng phổi thành với liệu pháp đưa thuốc vào màng phổi sau phẫu thuật và/hoặc chiếu xạ ngoài, ở nhóm nghiên cứu gồm 27 bệnh nhân được lựa chọn với chẩn đoán chủ yếu là u biểu mô, thời gian sống sót trung điểm là 22,5 tháng và tỷ lệ sống sau 2 năm là 41%. Mặc dù đây là một nghiên cứu không có đối chứng nhưng các kết quả thu được tốt hơn so với thông thường khi thời gian sống trung điểm chi từ 6 đến 18 tháng. Tuy nhiên, tỳ lệ sống thêm không tăng lên khi tiếp tục theo dõi để so sánh nhóm bệnh nhân được cắt màng phổi với nhóm bệnh nhân được phẫu thuật cắt phổi ngoài màng phổi.
Cắt phổi ngoài màng phổi:
Cắt phổi ngoài màng phổi (EPP) là phẫu thuật triệt để, trong đó bệnh nhân được cắt toàn bộ một bên phổi cùng với màng phổi thành và tạng, màng ngoài tim và một đoạn dây thần kinh hoành và phần lớn một bên cơ hoành. Đây là một biện pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng khó thở nặng và khó thở khi thay đổi tư thế ở những bệnh nhân bị rối loạn trầm trọng quá trình thông khí và tưới máu phổi do khối u chèn ép, nhưng phương pháp chữa bệnh ung thư trung mô này không cải thiện được đáng kể thời gian sống thêm cho bệnh nhân nếu không có điều trị bổ trợ.
Một nghiên cứu đánh giá phác đồ phối hợp EPP với hóa chất dùng lần lượt sau phẫu thuật (doxorubicin, cyclophosphamid và cisplatin trong 4 đến 6 đợt) và chiếu xạ bổ trợ sau phẫu thuật với liều lên tới 5500cGy vào một nửa lồng ngực.
Một số nghiên cứu khác đánh giá phác đồ sử dụng hóa chất đưa vào trong khoang hoặc chiếu xạ sau phẫu thuật. Một vài nghiên cứu đánh giá liệu pháp quang động học sau phẫu thuật kèm theo hoặc không kèm theo hóa chất /miễn dịch bổ trợ.
Trong các phác đồ nêu trên, EPP được tiến hành với mục đích làm giảm kích thước khối u chứ không phải để chữa khỏi bệnh và có tỷ lệ biến chứng đáng kể; tỷ lệ tử vong trong khi phẫu thuật dao động từ 5% đến 35% tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của trung tâm và tình trạng trước khi mổ của bệnh nhân. Vì vậy cần lựa chọn kỹ những bệnh nhân được chỉ định điều trị như vậy.
Những bệnh nhân có thể được chữa bệnh ung thư trung mô theo các phác đồ phối hợp như vậy cần phải được đánh giá trước phẫu thuật đây đủ, gồm chụp cộng hưởng từ lồng ngực với các trục cắt dọc theo đường giữa để đánh giá tổn thương ở trung thất và cơ hoành, đánh giá toàn bộ chức năng phổi thông qua các hình ảnh lượng giá tình trạng thông khí -tưới máu cho những bệnh nhân có FEVi giới hạn và siêu âm tim để đánh giá tình trạng xâm lấn vào trung thất và đánh giá chức năng tâm thất (đây là xét nghiệm tối quan trọng trước khi điều trị bảng anthracyclin). Bệnh nhân trên 55 tuổi có thể không phù hợp với EPP, ngay cả khi họ đáp ứng được các tiêu chuẩn khác, lý do là những bệnh nhân cao tuổi hơn có nguy cơ tử vong trong khi phẫu thuật cao hơn.
Một nhóm nghiên cứu đã chứng minh được thời gian sống thêm ngắn hạn và dài hạn đều được cải thiện ở những bệnh nhân có u trung mô được điều trị bằng các phương thức phối hợp EPP với chiếu xạ và hóa chất bổ trợ.
– Tỷ lệ tử vong trong khi phẫu thuật là 4% và tỷ lệ có biến chứng nặng là 24%.
– Tỷ lệ sống sót chung là 36% sau 2 năm và 14% sau 5 năm.
– Tỷ lệ sống sót tương ứng sau 2 năm và 5 năm của bệnh nhân có u tuýp tế bào biểu mô là 52% và 21%; còn đối với u dạng sác-côm hoặc hỗn hợp,
– Tỷ lệ này tương ứng là 16% và 0%.
Tổn thương hạch ngoài màng phổi là một yếu tố tiên lượng xấu có ý nghĩa: tỷ lệ sống sót tương ứng sau 2 năm và 5 năm là 42% và 17% khi bệnh chưa lan vào hạch ngoài màng phổi và 23% và 0% khi bệnh đã lan vào hạch ngoài màng phổi. Bệnh nhân có u trung mô chưa lan vào hạch trung thất, không có tế bào ung thư ở mép cát phổi-màng phổi có tỷ lệ sống 5 năm khá cao là 46%.
Mặc dù có các kết quả khả quan như vậy, đa số bệnh nhân bị tái phát ngay cả sau khi được điều trị xâm lấn bằng chế độ phối hợp ba phương thức. 1/3 số bệnh nhân tái phát một bên lồng ngực, 1/3 tái phát ở ổ bụng, hiếm có di căn xa.
Với những thông tin trên hi vọng bạn đã hiểu hơn về bệnh ung thư trung mô và hiểu cách chữa bệnh ung thư trung mô nhé!
Nguồn: Benhvienungbuouhungviet