Ung thư dạ dày bệnh rất khó chẩn đoán và phát hiện sớm, tỷ lệ mắc bệnh của nam giới cao hơn nữ. Hằng năm, ung thư dạ dày gây ra hơn 800.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới.
Những điều lưu ý dành cho người ung thư dạ dày:
Nghỉ ngơi đều đặn và tập thể dục:
Sau khi quá trình trị ung thư kết thúc, tình trạng mệt mỏi diễn ra ở người bệnh là điều phổ biến. Vận dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện tình trạgn này mang lại cho tinh thần người bệnh thoải mái. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên duy trì cân bằng việc hoạt động thể chất nhẹ nhàng kết hợp với nghỉ ngơi. Tập thể dục đều đặn sẽ rất tốt cho hệ tim mạch tăng cường cơ bắt. Việc kết hợp với một chế đô ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất mỗi ngày giúp duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.
Chế độ ăn uống trong và sau thời gian điều trị
– Trong thời gian điều trị:
Trong quá trình chữa ung thư giai đoạn cuối người bệnh có thể gặp một số các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, chán ăn, đầy bụng… tất các các tác dụng phụ trên đều sẽ giảm dần theo thời gian. Để khắc phụ những khó chịu là tác dụng phụ gây ra, người bệnh nên ăn những món ăn mà mình thích, luôn luôn tích trữ thức ăn để ăn ngay khi cảm thấy thèm. Nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa, bên cạnh đó người bệnh có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp nhất đối với tình trạng thực tế của mình.
– Sau điều trị:
Trong quá trình điều trị, một phần hoặc toàn bộ dạ dày của người bệnh đã bị cắt bỏ, do vậy lượng thức ăn nạp vào phải giảm đi rất nhiều so với tình trạng trước đây. Vậy nên đối với giai đoạn này người nên ăn ít lượng thức ăn trong một bữa và thay vào đó là chia nhỏ thành nhiều bữa ăn.
Trong một số trường hợp, nguời bệnh sẽ gặp phải cảm giác khó chịu như: buồn nôn, đổ mồ hôi, hoa mắt chóng mặt… đây là những biểu hiện lâm sàng của triệu chứng Dumping hay còn được gọi là hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng. Ngoài ra, trong một vài trường hợp khác, để đảm bảo được đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, người bệnh sẽ được truyền các chất dinh dưỡng vào đường ruột bằng các sử dụng một ống xông vào ruột hoặc dạ dày. Các chất dinh dưỡng này được đưa vào ở thể lỏng bao gồm: nước, protein, chất béo, tinh bột, vitamin và các khoáng chất cần thiết.
Hạn chế rủi ro bệnh tái phát
Một chế độ ăn uống nhiều rau, củ, quả và trái cây sẽ phòng chống được nguy cơ ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, không hút thuốc lá, là điều được các bác sĩ chỉ định bệnh nhân ung thư dạ dày không nên làm để phòng chống ung thư.
Theo Vnexpress