Khi bệnh nhân bị ung thư da giai đoạn cuối, tùy vào kích thước, vị trí của khối u mà các bác sỹ sẽ đưa ra từng phương pháp chăm sóc khác nhau. Vậy cách chăm sóc như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu cách chăm sóc bệnh nhân ung thư da giai đoạn cuối theo từng giai đoạn điều trị sau đây nhé!
Ung thư da là một trong những loại ung thư rất phổ biến. Ung thư da xảy ra bắt đầu từ các tế bào bắt đầu khi các tế bào da bình thường dần biến đổi thành các tế bào bất thường và sinh trưởng vượt tầm kiểm soát.
Đối với bệnh nhân bị ung thư da giai đoạn cuối, tùy thuộc vào vị trí, kích thước của khối u mà các bác sỹ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Do đó, với từng giai đoạn điều trị, các bác sỹ sẽ đưa ra từng phương thức chăm sóc dinh dưỡng khác nhau.
Giai đoạn sau phẫu thuật:
Sau khi mổ, người bệnh thường bị đau, mệt mỏi hoặc buồn nôn nên không thể ăn bình thường, nhưng hiện tượng này chỉ xảy ra trong vài ngày đầu. Bệnh nhân cần nhiều năng lượng và đạm hơn để làm lành vết mổ và hồi phục thể trạng. Việc bắt đầu cho ăn lại cần được chỉ định của bác sỹ của phẫu thuật.
– Bắt đầu ăn lại: nên uống thức uống trong (nước hay nước đường hay nước trái cây loãng) được chia làm nhiều bữa nhỏ
– Sau đó có thể thay thế dần cháo loãng, cháo đặc dần (cháo thịt) từ 4 – 6 bữa
– Vài ngày sau, bệnh nhân có thể dùng súp hay cơm mềm, thịt cá nạc, trái cây hoặc thức uống giàu dinh dưỡng
– Uống đủ nước
– Ngoài ra bệnh nhân cần vận động (đi lại) sớm trừ khi có chống chỉ định của bác sỹ
Trong giai đoạn hóa trị của ung thư da giai đoạn cuối:
Thuốc điều trị ung thư có thể làm biếng ăn, thay đổi khứu và vị giác hay làm bệnh nhân mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói hoặc đau họng.
– Nên ăn một chút (ăn nhẹ) ít nhất 1 giờ trước hóa trị
– Nếu hóa trị kéo dài vài giờ, bệnh nhân nên uống thức uống dinh dưỡng hoặc ăn nhẹ trong thời gian này
– Cố gắng ăn nhiều bữa nhỏ hoặc trong ngày đó như cháo hoặc súp hoặc sữa dinh dưỡng
– Nếu đỡ mệt và khỏe hơn, người bệnh có thể thay thế dần bữa ăn với đủ chất dinh dưỡng
– Cần uống đủ nước
Chăm sóc trong quá trình xạ trị ung thư da giai đoạn cuối
Trong giai đoạn này có thể gây ra những tình trạng như buồn nôn, nôn hay đau họng, nuốt đau khô miệng, thay đổi vị giác hoặc nóng vùng ngực, chướng bụng hoặc tiêu chảy tùy vào vị trí cơ thể thực hiện xạ trị, dễ dẫn đến ăn uống kém, gây sụt cân, khó tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng trong giai đoạn này. Đồng thời, những tác dụng phụ do xạ trị có thể kéo dài vài tháng sau đó như khô miệng, thay đổi vị giác hoặc tiêu chảy… ảnh hưởng kéo dài đến tình trạng dinh dưỡng. Vì vậy bệnh nhân cần lưu ý về chăm sóc dinh dưỡng trong giai đoạn này để tránh bị suy dinh dưỡng nặng, làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị chung:
– Nên ăn nhẹ ít nhất 1 tiếng trước xạ trị, trừ khi không được sự đồng ý của bác sỹ
– Uống nước hoặc nước trái cây, có thể ăn một ít cháo loãng hoặc bánh quy sau khi xạ trị. Cần uống đủ nước.
– Cố gắng chia làm nhiều bữa nhỏ (4 – 6 bữa ăn trong ngày), đặc biệt thức ăn hay thức uống dinh dưỡng có nhiều năng lượng sẽ giúp phòng ngừa sụt cân, suy dinh dưỡng
– Không ăn thức ăn thô ráp, nóng hay chua, mặn khi đau họng, nuốt đau
– Không ăn rau, củ quả khi tiêu chảy
Với những kinh nghiệm trên đây, hi vọng bạn đã tìm được cách chăm sóc bệnh nhân ung thư da giai đoạn cuối phù hợp cho tình trạng hiện tại.
Có thể bạn quan tâm: