Điều trị ung thư như thế nào?

Điều trị ung thư như thế nào? Trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị hay bằng phương pháp nào khác? Cùng JapanFucoidan tìm hiểu điều trị ung thư như thế nào nhé.

Điều trị ung thư có thể bằng phẫu thuật, phương pháp hóa trị, xạ trị, hay các phương pháp khác tùy thuộc vào vị trí và độ (grade) của khối u và tổng quan của người bệnh.  Loại bỏ hoàn toàn khối u mà không làm tổn thương phần còn lại của cơ thể là mục tiêu điều trị. Đôi khi công việc này được thực hiện bằng phẫu thuật, nhưng khả năng xâm lấn ung thư đến các mô lân cận hay lan đến nơi xa ở mức độ vi thể thường hạn chế hiệu quả diều trị. Hiệu quả của hóa trị và xạ trị thì hạn chế bởi độc tính đối và gây tổn hại với các mô lành khác.

Bởi vì ung thư được xem như là tập hợp các bệnh lý, nên dường như chẳng bao giờ có một phác đồ điều trị ung thư đơn lẻ so với khả năng có một phác đồ điều trị duy nhất cho tất cả các bệnh lý nhiễm trùng.

dieu tri ung thu nhu the nao1

Phẫu thuật

Nếu khối u còn khu trú, phẫu thuật là phương pháp thường được lựa chọn. Ví dụ có phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú ở ung thư vú, cắt bỏ tuyến tiền liệt ở ung thư tuyến tiền liệt. Mục đích của phẫu thuật là có thể cắt bỏ chỉ khối u đơn thuần hoặc toàn bộ cơ quan. Khi một tế bào ung thư phát triển thành một khối u khá lớn, việc chỉ cắt bỏ khối u đơn thuần dẫn đến tăng nguy cơ tái phát. Bờ của mô lành cũng thường được cắt bỏ để đảm bảo toàn bộ mô ung thư được loại bỏ. phương pháp này có thể gây tế bào ung thư bị biến dạng và khi ung thư đã di căn thì việc xác định được điểm xuất phát khối u là rất khó để loại bỏ hết.

Bên cạnh việc cắt bỏ khối u nguyên phát, phẫu thuật cần thiết cho phân loại giai đoạn, ví dụ như xác định độ lan tràn của bệnh, xem thử đã có di căn đến các hạch bạch huyết vùng hay chưa. Phân loại giai đoạn cho biết tiên lượng và nhu cầu điều trị bổ sung.

Đôi khi, phẫu thuật cần thiết cho kiểm soát triệu chứng, như chèn ép tủy sống hay tắc ruột. Đây được gọi là điều trị tạm thời.

Hóa trị liệu

Điều trị ung thưHóa trị liệu là điều trị ung thư bằng thuốc (“thuốc chống ung thư”) có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Chúng can thiệp vào phân bào theo các cách khác nhau, ví dụ như sự sao chép DNA hay quá trình phân chia các nhiễm sắc thể mới được tạo thành. Hầu hết các dạng hóa trị đều nhắm vào các tế bào phân chia nhanh chóng và không đặc hiệu cho tế bào ung thư. Vì vậy, hóa trị có khả năng làm tổn thương các mô lành, nó cũng tiêu diệt các tế bào khỏe của cơ thể trong tủy xương và tế bào tiêu hóa trong ruột. Nó cũng làm hư hại các cơ quan khác như lá lách, thận, tim, phổi… đặc biệt là các mô có tần suất thay thế nhanh chóng (ví dụ như niêm mạc ruột). Những tế bào này thường tự sửa chữa sau khi hóa trị.

Vì một số thuốc hoạt động tốt khi phối hợp với nhau hơn là dùng đơn độc, nên hai hay nhiều thuốc thường được kết hợp cùng lúc với nhau. Đó được gọi là “hóa trị phối hợp”; hầu hết các phác đồ hóa trị ở dạng phối hợp. Ví dụ như tác dụng hỗ trợ thuốc ung thư của mật gấu ngựa

Một kỹ thuật mới liên quan đến việc lấy mẫu mô của bệnh nhân trước khi hóa trị. Những mẫu mô này được kiểm tra để đảm bảo chúng không chứa tế bào ung thư. Mẫu mô này được phát triển nhờ vào kỹ thuật phát triển mô (tissue engineering) sau đó chúng được cấy vào lại trong cơ thể để thay thế cho mô đã bị tổn thương hay hủy hoại bằng cách nào đó bởi quá trình hóa trị liều cao. Một dạng khác của phương pháp này là dùng mẫu mô dị gen (allogenic) (lấy từ người cho khác) thay cho mô của chính bệnh nhân.

Xạ trị liệu

Xạ trị liệu (điều trị bằng tia X hay chiếu xạ) là sử dụng một dạng năng lượng (gọi là phóng xạ ion hoá) để diệt tế bào ung thư và làm teo nhỏ khối u. Xạ trị làm tổn thương hay hủy hoại các tế bào được điều trị (“mô đích”) bằng cách làm tổn thương vật chất di truyền của chúng, khiến chúng không thể phát triển và phân chia. Mặc dù xạ trị làm tổn thương cả tế bào ung thư và tế bào lành, hầu hết các tế bào lành có thể hồi phục và hoạt động bình thường. Mục tiêu của xạ trị là làm tổn thương càng nhiều tế bào ung thư trong khi giới hạn tổn thương đối với mô lành lân cận.

Xạ trị có thể được dùng để điều trị hầu hết các loại u đặc, gồm ung thư não, vú, cổ tử cung, thanh quản, tụy, tiền liệt tuyến, da, cột sống, dạ dày, tử cung hay các sarcoma mô mềm. Xạ trị cũng có thể được dùng trong leukemia và lymphoma (ung thư của tế bào tạo máu và hệ thống bạch huyết). Liều xạ trị cho mỗi vị trí tùy thuộc vào một số yếu tố như loại ung thư và có hay không khả năng mô hay cơ quan xung quanh bị tổn thương bởi xạ trị.

Miễn dịch trị liệu (Tăng cường hệ miễn dịch)

dieu tri ung thu nhu the nao

Miễn dịch trị liệu ung thư là sử dụng cơ chế miễn nhiễm chống lại khối u. Chúng được dùng trong các dạng ung thư khác nhau, như ung thư vú (trastuzumab/Herceptin) và leukemia (gemtuzumab ozogamicin/Mylotarg). Các chất đó là kháng thể đơn dòng nhằm chống lại các protein đặc trưng cho các tế bào ung thư, hay các cytokine điều hoà đáp ứng của hệ miễn dịch. -Miễn dịch trị liệu là kích hoạt và làm tăng số lượng của các tế bào miễn dịch của cơ thể gọi là macrophage và tế bào “sát thủ tự nhiên” NK Cell. Macrophage là hàng rào miễn dịch đầu tiên bảo vệ và chống lại bất cứ yếu tố ngoại lai nào xâm nhập cơ thể, kể cả các tế bào ung thư. NK Cell là một tế bào miễn dịch đặc hiệu có chức năng nhận biết và tiêu diệt tế bào Ung Thư.

Ức chế nội tiết tố

Sự phát triển của hầu hết các mô, bao gồm ung thư, có thể được gia tăng hay bị ức chế bằng cách cung cấp hay ngăn chặn các loại hormone nào đó. Điều này cho phép một phương pháp bổ sung trong điều trị nhiều loại ung thư. Các ví dụ thông thường của khối u nhạy cảm với hormone là một số loại ung thư vú, tiền liệt tuyến, và tuyến giáp. Việc loại bỏ hay ức chế estrogen (đối với ung thư vú), testosterone (ung thư tiền liệt tuyến), hay TSH (ung thư tuyến giáp) là phương pháp điều trị bổ sung quan trọng.

Kiểm soát triệu chứng
Mặc dù kiểm soát triệu chứng không là cách điều trị trực tiếp lên ung thư, nó vẫn được xem là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sống của bệnh nhân, và giữ vai trò quan trọng trong quyết định áp dụng các điều trị khác trên bệnh nhân. Mặc dù mọi thầy thuốc thực hành đều có thể điều trị kiểm soát đau, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, xuất huyết và các vấn đề thường gặp khác ở bệnh nhân ung thư, chuyên khoa săn sóc tạm thời (palliative care) đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu kiểm soát triệu chứng ở nhóm bệnh nhân này.

Thuốc giảm đau (thường là các opioid như morphine) và thuốc chống nôn rất thường được sử dụng ở bệnh nhân có các triệu chứng liên quan đến ung thư.

Hiện nay để điều trị ung thư hiệu quả hơn, các thử nhiện điều trị mới đang được tiến hành trên các bệnh nhân ung thư. Hi vọng sẽ tìm được phương pháp hiệu quả nhất nhưng ít gây tổn hại đến cơ thể của người bệnh nhất. Nhưng phòng ngừa ung thư là các biện pháp tích cực nhằm đề phòng, ngăn chặn và cũng là yếu tố để giải đáp cho câu hỏi điều trị ung thư như thế nào?

  • Chia sẻ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *