Giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư tử cung

Trong quá trình điều trị ung thư tử cung, việc xuất hiện tác dụng phụ khi điều trị là không tránh khỏi. Vậy nên việc giảm tác dụng phụ khi xạ trị ung thư tử cung là điều mọi người quan tâm.

Các tác dụng phụ được xếp theo thứ tự các mẫu tự. Bạn nên tìm hiểu tác dụng phụ bạn đang mắc phải để biết cách đối phó.

Thiếu máu (Mức Hồng cầu thấp)

Trong thời gian điều trị, bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm máu. Bác sĩ kiểm tra trước tiên công thức máu tìm số lượng hồng cầu. Hồng cầu đưa oxygen đến cho cơ thể. Nếu cơ thể bạn thiếu oxygen, bạn thấy mệt mỏi. Lượng hồng cầu thấp do thiếu máu. Hồng cầu mất cũng có thể do hóa trị hoặc xạ trị hoặc do ung thư.

Bạn nên làm những điều sau để cảm thấy dễ chịu hơn:

– Nói chuyện với bác sĩ về sử dụng thuốc hoặc liệu pháp để giảm bớt thiếu máu.
– Bạn nên ngủ một chút khi mệt. Tránh ngủ lâu ban ngày. Như vậy bạn sẽ ngủ ngon về đêm.
– Nên tập thể dục nhẹ như đi bộ.
– Uống nhiều nước. Mất nước sẽ làm bạn mệt hơn.
– Cân bằng hoạt động và nghỉ ngơi. Dành năng lượng cho công việc quan trọng.

giam tac dung phu khi dieu tri ung thu tu cung1

Giảm tác dụng phụ khi trị ung thư tử cung: Rụng tóc

Rụng tóc do tác dụng phụ của hóa trị. Rụng tóc làm bạn lo lắng vì khi thấy tóc thưa hoặc hói nhắc bạn nhớ là bạn đang điều trị ung thư. Bạn nên tự nhủ tóc bạn sẽ mọc lại sau khi chấm dứt điều trị.

Bạn nên thử dùng các giải pháp sau:

– Thử cắt tóc ngắn trước khi bắt đầu trị bệnh .
– Thử nghĩ nên đội tóc giả, nón, hoặc khăn trước khi tóc rụng. Theo cách này, bạn sẽ chọn được bộ tóc giả phù hợp với tóc của bạn, và bạn sẵn sàng để sử dụng, nếu bạn chọn cách này.
– Vì da đầu bạn nhạy hơn với thời tiết và ánh nắng, nên bạn cần che nắng, đội nón hoặc đội khăn để bảo vệ.

Lo âu và chán nản

Nhiều người cảm thấy sợ hãi, lo âu, hoặc chán nản khi biết mắc bệnh ung thư. Khi được báo bạn cần phải cắt bỏ tử cung, bạn sẽ có cảm giác này. Cảm giác có thể kéo dài hoặc tái xuất hiện sau phẫu thuật hoặc trong thời gian chữa trị bằng các liệu pháp khác.

Bạn nên:

– Trò chuyện với người thân hoặc bạn bè.
– Nên tham gia vào nhóm hỗ trợ ung thư để đối phó
– Hỏi bác sĩ thuốc trị trầm cảm và lo âu.

Hạ bạch cầu (Neutropenia)

Trong thời gian điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm máu để kiểm tra bạch cầu. Nếu không đủ bạch cầu, cơ thể bạn không đủ sức chống lây nhiễm. Nhiều thuốc hóa trị có thể làm giảm bạch cầu.

Khi bác sĩ báo bạch cầu bạn thấp, hãy áp dụng các biện pháp này để được khỏe mạnh.
– Tránh xa đám đông và người bị bệnh cảm.
– Rửa tay thường duyên hoặc dùng dung dịch sát khuẩn để rửa tay .
– Gọi cho bác sĩ khi bạn có dấu hiệu nhiễm trùng như: nhiệt độ cơ thể lên cao, lạnh run, ho, đau nhức, cảm giác buốt khi tiểu, hoặc đỏ, đau.

Ảnh hưởng tư duy và trí nhớ:

Bạn có thể hơi khó tập trung và đãng trí trong thời gian điều trị và sau điều trị nội tiết hay hóa trị. Mệt mỏi càng ảnh hưởng đến suy nghĩ và trí nhớ bạn.

Áp dụng các cách này sẽ giúp ban:

– Lập danh sách và ghi lại thông tin quan trọng.
– Dùng công cụ giúp bạn tổ chức cuộc sống như lịch, hộp có ngăn phân chia thuốc, hoặc đồng hồ báo thức.

Khẩu vị thay đổi

Bệnh nhân ăn ngon miệng trong lúc điều trị giữ được sức lực. Họ năng động hơn và ít bị nhiễm trùng. Cơ thể bạn rất cần nghị lực để tự chữa bệnh. Giữ trọng lượng cơ thể là cách để biết bạn có cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể chưa. Khi điều trị ung thư, chế độ ăn giàu calo và protein rất tốt. Vấn đề là tác dụng phụ của việc chữa trị, đặc biệt là hóa trị, làm bạn không muốn ăn. Hóa trị có thể thay đổi khẩu vị bạn. Điều trị nội tiết cũng có thể thay đổi khẩu vị bạn. Bạn nên đề nghị bác sĩ giới thiệu bạn với chuyên gia về dinh dưỡng nếu bạn gặp vấn đề về khẩu vị hoặc trọng lượng.

Bạn nên thử các cách sau để kích thích thèm ăn:

– Nếu được, bạn nên ăn nhiều bữa trong ngày với thức ăn giàu chất đạm. Thức ăn gồm sữa, phô mai, sữa chua, thịt, cá, trứng, đậu, bơ đậu phộng, và quả hạch. Chất đạm giúp tái tạo và sửa chữa mô . Và điều trị ung thư yêu cầu bạn dùng nhiều chất đạm hơn bình thường.
– Để duy trì trọng lượng cơ thể, bạn nên ăn thức ăn nhiều năng lượng như bơ thực vật hoặc bơ, đường, mật ong, mứt, thạch, kem phô mai, trái cây khô, nước xốt, mayonnaise, và dầu giấm.
– Uống nhiều nước để giữ nhiệt độ cơ thể và giúp bài tiết thực phẩm. Ngoài việc uống nước chín, nên thêm nước trái cây, và các chất lỏng khác, thạch, bánh pudding, súp, kem,…
– Ăn làm nhiều lần trong ngày (nhiều bữa ăn nhỏ) thay vì 3 bữa ăn chính.
– Có sẵn bánh để ăn khi đói.
– Dùng bữa chung với bạn bè hoặc nghe bản nhạc ưa thích để ăn ngon miệng.
– Ăn nhiều vào bữa ăn sáng. Phần lớn bệnh nhân đang điều trị ung thư cảm thấy ăn ngon miệng hơn vào bữa sáng.
– Nếu được, bạn nên hoạt động nhiều hơn. Hoạt động nhiều giúp bạn ăn ngon.
– Có những ngày, bạn không muốn ăn, bạn đừng lo lắng. Hãy cố gắng ăn vào hôm sau.
Nếu bạn không muốn ăn trong nhiều ngày, hãy báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng biết.

Xuất huyết

Xuất huyết âm đạo có thể do phản ứng phụ của phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Xuất huyết âm đạo hoặc ra ít huyết nâu từ 1 đến 3 tuần sau phẫu thuật là bình thường. Cũng là bình thường nếu ra ít huyết nâu kéo dài đến 6 tuần sau phẫu thuật . Bạn nên báo bác sĩ nếu ra huyết nhiều.

Việc cần làm khi bị xuất huyết:

– Dùng băng vệ sinh. Thay băng thường xuyên.
– Xuất huyết âm đạo sẽ có màu đỏ máu. Dần dần, màu trở thành nâu và dứt hẳn. Bạn nên báo bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu ra huyết nhiều.

Táo bón

Táo bón có thể do tác dụng phụ của hóa trị. Táo bón cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc giảm đau sau phẫu thuật. Táo bón như đi cầu khó hoặc ít đi, gây khó chịu hoặc đau đớn. Uống thuốc giảm đau có thể gây táo bón, bạn nên phòng ngừa bằng cách sau đây. Cách này sẽ giúp bạn dễ chịu nếu bạn đã bị táo bón:

– Uống nhiều nước và nước trái cây .
– Ăn thức ăn có nhiều chất xơ, như ngũ cốc, rau quả.
– Tập thể dục.
– Chỉ uống thuốc trị táo bón khi có chỉ định của bác sĩ.

Tiêu chảy

Tiêu chảy gồm đi phân lỏng hoặc thường xuyên đi cầu. Tiêu chảy có thể do tác dụng phụ của xạ trị, cũng có thể là tác dụng phụ của hóa trị . Có nhiều thuốc gây thay đổi nhu động ruột. Tiêu chảy dẫn đến mất nước nếu bạn không dung các biện pháp sau:

– Tránh uống sữa và các chế phẩm sữa.
– Kiêng rau, quả khô, hạt, đậu khô, ngũ cốc có chất xơ, bắp rang.
– Ăn thức ăn ít chất xơ như trong chế độ ăn BRAT (chuối, cơm, táo, bánh mì nướng).
– Uống nhiều nước, như nước chín và súp, để phòng ngừa mất nước .
– Hỏi bác sĩ về thuốc trị tiêu chảy.

giam tac dung phu khi dieu tri ung thu tu cung

Bốc hỏa

Nếu bạn có phẫu thuật cắt bỏ tử cung, bạn có thể bị bốc hỏa. Bạn cũng có thể có các triệu chứng về mãn kinh. Bốc hỏa là cảm giác bất chợt bị nóng bừng mặt, cổ, ngực, và lưng – kèm theo đổ mồ hôi hoặc không có mồ hôi. Để hạn chế bốc hỏa, bạn nên thử các giải pháp sau.

– Ghi chép lại hành động hoặc tình huống làm bạn bị bốc hỏa. Biết nguyên nhân gây bốc hỏa giúp bạn dễ tránh.
– Hạn chế uống nước nóng, cà-phê, rượu bia và thức ăn nhiều gia vị.
– Tránh gắng sức khi tập thể dục.
– Xếp lớp quần áo để bạn dễ dàng khi mặc thêm hoặc cởi bỏ
– Tránh môi trường có nhiệt độ nóng.
– Xịt hoặc dùng khăn ẩm lau để hạ nhiệt độ da.
– Hỏi bác sĩ cách tập thư giãn hoặc châm cứu.
– Hỏi bác sĩ thuốc để giảm thiểu triệu chứng. Một loại thuốc bác sĩ có thể đề nghị là Megace (megestrol acetate). Thuốc này là một dạng progesterone gọi là progestin. Thuốc rất công hiệu để hạ bốc hỏa nặng nhưng có vài tác dụng phụ, như ngực bị đau, xuất huyết âm đạo bất thường, thay đổi tính tình, và đầy bụng. Bác sĩ có thể kê toa cho bạn thuốc chống trầm cảm, như Effexor (venlafaxine). Thuốc dùng liều thấp hơn cho trầm cảm để điều tri bốc hỏa.

– Hỏi bác sĩ thuốc phytoestrogens. Thuốc này chiết xuất từ cây. Sản phẩm đậu nành và một vài loại thảo dược có chứa phytoestrogens. Tuy được yêu cầu tăng lượng phytoestrogens trong chế độ ăn để giảm bốc hỏa, nhưng nhiều nghiên cứu cho kết quả trái ngược với công dụng thuốc.

Mất ngủ (Khó ngủ)

Mất ngủ do lo âu, trầm cảm, hoặc do thuốc trị ung thư. Bạn dùng các phương pháp sau để cải thiện:
– Đi ngủ đúng giờ.
– Nằm trên giường để ngủ, không nằm coi TV.
– Nếu bạn không ngủ được sau 15 phút, nên ngồi dậy, làm việc khác, và thử ngủ lại sau.
– Tránh chất kích thích như caffeine và thuốc lá, khi gần đến lúc đi ngủ.
– Không ăn, uống nước, hoặc tập thể dục khi gần đến lúc đi ngủ.
– Tránh ngủ nhiều ban ngày.

Đau miệng (Mucositis)

Có vài loại thuốc hóa trị gây loét trong miệng. Đau miệng làm bạn biếng ăn.

Để phòng ngừa đau miệng, bạn hãy áp dụng các biện pháp.
– Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
– Thay trang phục mỗi ngày.
– Giữ miệng, môi sạch và ẩm.
– Ngậm kẹo không đường hoặc kẹo gum để tăng độ ẩm cho miệng.

Khi bị đau miệng, bạn hãy áp dụng các biện pháp:
– Tránh chất cồn và dung dịch súc miệng có chất cồn vì cồn kích thích vết loét trong miệng.
– Kiêng ăn thức ăn nóng, sống, hoặc nhiều gia vị
– Kiêng hút thuốc
– Hãy hỏi bác sĩ về thuốc thoa loét trong miệng.
– Uống thuốc giảm đau, như Tylenol (acetaminophen), nếu cần.

Tê, Ngứa như có kiến bò, hoặc cơ tay hoặc cơ chân yếu (đau thần kinh ngoại biên)

Khi bạn bị tê, ngứa như có kiến bò, hoặc cơ tay hoặc cơ chân yếu, bạn có thể bị tổn thương thần kinh. Tổn thương này gọi là đau thần kinh ngoại biên. Có một số thuốc hóa trị gây tổn thương này. Các dấu hiệu khác của tổn thương là ù tai hoặc cảm giác không đúng về nóng hoặc lạnh.

Khi bạn có các biểu hiện trên, hãy đề phòng bằng cách:
– Thận trọng khi đi và di chuyển để không té ngã.
– Dùng nước tắm ấm, không nóng, để tránh bị phỏng. Nên dùng ghế hoặc tay vịn khi tắm.
– Bạn nên cẩn thận hơn khi lái xe (bạn có thể khó chịu với mùi xăng và thắng xe). Đề nghị bạn bè và gia đình chở giúp bạn.

Đau

Bạn có thể bị đau do bệnh ung thư. Bạn cũng có thể bị đau do phẫu thuật hoặc do xạ trị trong.

Hãy áp dụng lời khuyên sau để giảm đau:
– Uống đều thuốc giảm đau. Không nên để đau nhiều. (Tránh để bị táo bón, do tác dụng phụ của thuốc giảm đau)
– Thay đổi mức độ hoạt động. Bạn tự đánh giá mình cảm thấy khỏe hơn khi nghỉ ngơi hay khi đi dạo. Giải pháp nào cũng tốt cho bạn.
– Bạn nên nghe nhạc, xem phim vui, video, hoặc chơi game vi tính để thư giãn.
– Áp dụng các kỹ thuật thư giãn, như yoga hay thiền, hay tập thể dục theo hình hướng dẫn. Bạn xin chỉ dẫn của bác sĩ hoặc điều dưỡng về kỹ thuật này.

Khô da hay rát da

Khô hay rát da có thể do tác dụng phụ của liệu pháp nội tiết. Cũng có thể do tác dụng phụ của hóa trị.

Áp dụng các giải pháp sau để bảo vệ da:
– Bảo vệ da tránh ánh nắng mặt trời.
– Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc điều dưỡng về kem giữ ẩm và làm dịu da. Không nên dùng kem, xà bông, lăn khử mùi, nước hoa, kem chống nắng, mỹ phẩm hoặc phấn thoa trên da trong 2 giờ sau chữa trị. Các hóa chất này có thể gây kích ứng da.
– Mặc trang phục rộng, mềm mại trên vùng da điều trị. Mặc đồ lót bằng coton để tránh kích ứng da.
– Không gãi, chà xát da vùng chữa trị. Lau khô sau khi tắm.
– Không băng da với băng keo. Nếu cần, dùng băng giấy. Bạn nhờ điều dưỡng giúp dùng băng vải để tránh bị rát.
– Không đắp nóng hoặc lạnh trên vùng da chữa trị. Chỉ tắm với nước ấm.
– Móng tay cắt ngắn và giữ sạch.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là triệu chứng thông thường và là tác dụng phụ của phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Bạn có thể cảm thấy hơi mệt, hoặc rất mệt. Mệt mỏi có thể kéo dài từ 4 đến 6 tuần sau khi dứt điều trị.

Áp dụng các cách này sẽ giúp bạn tăng sức lực:
– Nghỉ khi bạn thấy mệt. Tránh ngủ nhiều ban ngày để bạn ngủ ngon giấc ban đêm.
– Thêm tập thể dục nhẹ vào sinh hoạt thường ngày, như đi bộ, sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
– Giữ sức cho công việc quan trọng.
– Uống nhiều nước. Mất nước làm bạn thêm mệt.
– Nên chữa trị khi bạn ăn không ngon miệng. Ăn không đầy đủ làm bạn mệt.
– Khi bị mệt nhiều hoặc thường xuyên, bạn nên nhờ giúp đỡ trong công việc thường ngày làm bạn mất sức, như đi chợ hoặc làm việc nhà. Nhiều người giảm bớt giờ làm việc.

Tăng cân

Nhiều phụ nữ tăng cân. Tăng cân có thể do tác dụng phụ của thuốc có steroid hoặc thuốc chống nôn mửa. Tăng cân cũng có thể do tác dụng phụ của liệu pháp nội tiết.

Bạn áp dụng các giải pháp sau để điều chỉnh trọng lượng:
– Tăng thời lượng tập thể dục.
– Cố gắng hoạt động nhiều hàng ngày.
– Giữ chế độ ăn cân bằng, ít năng lượng.

Ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, sẽ giúp bạn no đầy mà không tăng thêm calo, và điều này tốt cho bạn.

Buồn nôn và mửa

Buồn nôn và nôn do điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị. Buồn nôn và nôn có thể từ dạng nhẹ đến nghiêm trọng. Bạn nên hiểu các dạng khác nhau về buồn nôn.
– Buồn nôn và nôn cấp tính xuất hiện từ vài phút cho đến vài giờ sau hóa trị. Giai đoạn nặng là từ 5 đến 6 giờ sau chữa trị.

Triệu chứng chấm dứt sau 24 giờ đầu tiên.
– Buồn nôn chậm xuất hiện lâu hơn 24 giờ sau điều trị.
– Buồn nôn và nôn trước hạn do thói quen qua các lần nôn trước đây. Khi chuẩn bị cho lần hóa trị tiếp theo, bạn có thể sẽ buồn nôn giống như đã từng bị trước đây.
– Ngăn chặn bị nôn mửa sau một hoặc nhiều lần hóa trị. Chủ yếu để bạn không lệ thuộc vào điều trị bằng thuốc chống buồn nôn.

Phần lớn buồn nôn được ngăn chặn. Để phòng ngừa buồn nôn, bạn hãy áp dụng các biện pháp.
– Xin bác sĩ toa thuốc chống buồn nôn và nôn. Bạn nên chắc mình tuân theo chỉ dẫn. Khi bạn nôn và không uống thuốc được, hãy gọi cho bác sĩ hoặc điều dưỡng.
– Khi bạn khó chịu vì buồn nôn và nôn dù đã uống thuốc, hãy gọi cho bác sĩ hoặc điều dưỡng để được đổi thuốc.

Giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư tử cung: buồn nôn
– Ăn uống các loại thức ăn làm bạn cảm thấy dễ chịu khi bị cảm cúm hoặc buồn nôn do căng thẳng. Thức ăn có thể có mùi thơm, kẹo chua, dưa chua, bánh , trà gừng, soda,….
– Kiêng ăn mỡ hoặc thức ăn khô, thức ăn có nhiều gia vị, hoặc thức ăn ngọt.
– Ăn thức ăn nguội hoặc lạnh. Mùi của thức ăn nóng làm bạn thêm buồn nôn.
– Hãy hỏi bác sĩ hoặc điều dưỡng giúp bạn tập thư giãn. Cách này giúp bạn bớt lo âu, giúp bạn tự kềm chế và giảm được buồn nôn.
– Hãy hỏi bác sĩ hoặc điều dưỡng cách dùng băng ép cổ tay. Băng này có thể giúp bạn giảm buồn nôn.

Theo: Ungthuphunu

  • Chia sẻ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *