Ung thư đầu cổ là tên gọi chung cho các bệnh ung thư phát triển từ những vị trí khác nhau ở vùng đầu và cổ, ngoại trừ não bộ. Ung thư đầu cổ thường xuất phát từ các tế bào vảy ẩm ướt lót bên trong miệng, hầu họng, thanh quản… Ung thư đầu cổ cũng có thể bắt nguồn từ tuyến nước bọt, tuy nhiên tỷ lệ mắc ung thư tuyến nước bọt tương đối hiếm. Bạn đã biết phương pháp trị ung thư đầu cổ như thế nào?
Dấu hiệu ung thư đầu cổ
- Khoang miệng: Xuất hiện những đốm trắng hoặc đỏ trên nướu răng, lưỡi, hoặc niêm mạc miệng; lợi sưng; răng lung lay; chảy máu, đau ở miệng
- Họng: Khó thở hoặc khó phát âm; đau khi nuốt; đau ở cổ hoặc cổ họng mà không hết; nhức đầu thường xuyên, đau, hoặc ù tai; hoặc khó nghe.
- Thanh quản: Đau khi nuốt hoặc đau tai.
- Xoang mũi và khoang mũi: Viêm xoang mãn tính không điều trị khỏi; chảy máu mũi; nhức đầu thường xuyên; đau răng hàm trên; hoặc gặp các vấn đề ở răng giả.
- Tuyến nước bọt. Sưng dưới cằm hoặc xung quanh xương hàm, tê hoặc liệt cơ mặt, hoặc đau kéo dài ở mặt, cằm, hay cổ.
Kỹ thuật chuẩn đoán bệnh
Xét nghiệm máu và nước tiểu. Xét nghiệm máu và nước tiểu có thể giúp phát hiện virus HPV – 16 trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư đầu cổ.
Nội soi: Soi mũi hầu, nội soi thanh quản, thực quản nhằm phát hiện các vấn đề bất thường. Bệnh nhân có thể lựa chọn nội soi gây mê hoặc nội soi không gây mê.
Sinh thiết: Sinh thiết là thủ thuật lấy một mẫu mô hoặc mẫu tế bào để kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm xác định mức độ, phạm vi, sự lan tràn của tế bào ung thư,
Siêu âm: Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của các cơ quan bên trong cơ thể.
Chụp cắt lớp vi tính: Chụp cắt lớp vi tính tạo ra hình ảnh ba chiều của xương và mô mềm trong cơ thể.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ sử dụng từ trường để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể, đặc biệt là hình ảnh các mô mềm như amidan và đáy lưỡi. Chụp cộng hưởng từ MRI cũng có thể được sử dụng để đo kích thước khối u. Bệnh nhân có thể được tiêm hoặc uống thuốc cản quang – loại thuốc sử dụng để tăng mức độ tương phản của cấu trúc cơ thể khi chụp hình chẩn đoán.
Chụp xạ hình xương: Giúp phát hiện di căn xương.
Phương pháp chữa bệnh ung thư đầu cổ
Phẫu thuật
Phẫu thuật vùng cổ có thể loại bỏ các tế bào ung thư và một số mô lành lân cận. Nếu ung thư lan rộng, cần phẫu thuật kèm vét hạch. Thông thường sau khi hoàn thành phẫu thuật chữa bệnh ung thư đầu cổ, phải tiến hành xạ trị.

Phẫu thuật sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhai, nuốt, hoặc nói chuyện của bệnh nhân. Hình dạng khuôn mặt cũng sẽ thay đổi ít nhiều sau khi phẫu thuật, mặt và cổ có thể bị sưng phồng. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ biến mất trong vòng một vài tuần. Sau phẫu thuật cắt bỏ thanh quản, người bệnh sẽ cảm thấy tê ở vùng cổ và cổ họng vì các dây thần kinh đã bị cắt. Tiến hành vét hạch cũng tác động không nhỏ đến vùng vai và cổ của bệnh nhân, các vùng này sẽ trở nên yếu đi. Bác sỹ sẽ thông báo đến bệnh nhân về tất cả những tác dụng phụ và ảnh hưởng sau khi phẫu thuật.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Những bệnh nhân được xạ trị ở vùng đầu và cổ có thể bị mẩn đỏ, ngứa ngáy, xuất hiện các vết loét trong miệng, khô miệng, khó nuốt, thay đổi vị giác, hoặc buồn nôn.
Hóa trị
Hóa trị là chữa bệnh ung thư đầu cổ bằng nhiều loại thuốc chống ung thư khác nhau. Tác dụng phụ của hóa trị liệu phụ thuộc vào từng loại thuốc điều trị. Nói chung, thuốc chống ung thư ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh chóng các tế bào, không chỉ tế bào ung thư mà cả các tế bào bình thường của cơ thể. Kết quả là, bệnh nhân điều trị hóa chất phải chịu các tác dụng phụ như dễ bị nhiễm trùng, lở loét trong miệng và trên môi, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, và rụng tóc. Mệt mỏi, phát ban, ngứa, đau khớp, mất thăng bằng, và sưng bàn chân hoặc cẳng chân cũng là các tác dụng phụ thường gặp khi điều trị hóa chất.
Với những thông tin trên đây, hi vọng bạn đã hiểu hơn về bệnh và các phương pháp chữa bệnh ung thư đầu cổ cần biết.
Nguồn: Benhvienungbuouhungviet
Có thể bạn quan tâm: